Bất kể mô hình kinh doanh Thương mại Điện tử nào, có những luật và quy định mà nhà bán hàng đều phải tuân theo để đảm bảo chống lại rửa tiền quốc tế và tội phạm tài chính. Một vài quy định liên quan đến những gì nhà bán hàng có thể bán và vận chuyển, đối tượng khách hàng có thể là ai, các quy định khác liên quan đến quyền riêng tư hoặc thuế và thuế quan cụ thể.
Các quy định trong Thương mại Điện tử quốc tế có thể rất phức tạp so với Thương mại Điện tử nội địa. Và nếu nhà bán hàng không tuân thủ, lí do không biết, không hiểu là không được chấp nhận. Nhà bán hàng cần tự tìm hiểu kĩ càng, làm việc với đội ngũ chuyên gia về tuân thủ quy định quốc tế và các đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán toàn cầu để đảm bảo sự hợp lệ của các giao dịch. Vì nếu không, nhà bán hàng có thể sẽ phải chịu khoản tiền phạt đáng kể hoặc thậm chí đánh mất thương hiệu của mình.
Cùng LianLian Global tìm hiểu kĩ hơn về những điều phải lưu ý để tuân thủ quy định trong bán hàng Thương mại Điện tử xuyên biên giới:
Thanh toán xuyên biên giới là phức tạp và đầy rẫy những vấn đề và quy định. Không chỉ vi phạm dữ liệu thanh toán có thể gây tổn hại đến danh tiếng thương hiệu, mà còn có thể dẫn đến các khoản tiền phạt nặng. Nhà bán hàng cần lựa chọn một giải pháp thanh toán tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn bảo mật an toàn trong thanh toán, bao gồm Tiêu chuẩn Bảo mật Dữ liệu Thẻ Thanh toán (PCI-DSS) và Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung (GDPR), cũng như chứng chỉ Secure Sockets Layer (SSL), là công nghệ bảo mật tiêu chuẩn toàn cầu cho phép giao tiếp được mã hóa giữa trình duyệt web và máy chủ.
Dù kinh doanh ở bất kì địa điểm nào, mọi doanh nghiệp Thương mại Điện tử đều sẽ phải trả một số loại thuế bán hàng hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà bán hàng cũng có thể phải trả thuế hải quan cho các mặt hàng nhập khẩu — hoặc khách hàng quốc tế cũng có thể phải trả thuế khi mua hàng. Thuế môi trường cũng đang ngày càng phổ biến đối với các mặt hàng không bền vững. Một cách để giải quyết vấn đề thuế và thuế quan cho khách hàng là tạo ra một giá chung bao gồm tất cả các khoản thuế hoặc thuế hải quan có thể xảy ra.
Tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh, nhà bán hàng có thể cần giấy phép kinh doanh hoặc các loại giấy tờ chứng mình khác. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ các yêu cầu về thủ tục, giấy tờ cho mặt hàng kinh doanh của mình.
Khi kinh doanh Thương mại Điện tử , việc sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân (PII) như tên đầy đủ, địa chỉ, số an sinh xã hội và thông tin thẻ tín dụng của khách hàng đòi hỏi tuân thủ các quy định bảo mật quốc tế. Các luật GDPR, CCPA và các quy định tương tự nghiêm cấm việc sử dụng PII của khách hàng cho mục đích phân tích mà không có sự đồng ý. Đồng thời, doanh nghiệp và nhà bán hàng cần phải xin phép khách hàng trước khi thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân của họ. Ví dụ, GDPR áp đặt mức phạt lên đến €20 triệu (khoảng 24,3 triệu đô la) hoặc 4% doanh thu toàn cầu, tùy thuộc vào mức nào cao hơn, đối với các doanh nghiệp Thương mại Điện tử không tuân thủ bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng.
Bằng cách lựa chọn làm việc với nhà cung cấp dịch thanh toán có giấy phép hoạt động trong khu vực bán hàng, doanh nghiệp và nhà bán hàng có thể đảm bảo rằng các quy định trên được tuân thủ nghiêm ngặt, đồng thời giữ cho các khoản thanh toán xuyên biên giới an toàn.
Bắt đầu phát triển kinh doanh toàn cầu ngay hôm nay với LianLian Global.