Amazon hiện đang là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, thu hút hàng triệu nhà bán hàng tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Tuy lựa chọn kinh doanh trên nền tảng này phổ biến và hấp dẫn là vậy, việc nhà bán hàng trên Amazon có thể thành công hay không còn phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng của sản phẩm. Làm sao để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp? Làm sao để sản phẩm đó có thể phát triển ổn định trên Amazon - nơi mà xu hướng bán hàng cập nhật liên tục nhờ số lượng lớn những nhà bán hàng tham gia vào nền tảng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các bước cần thiết để có thể tiến hành tìm kiếm sản phẩm tiềm năng một cách hiệu quả.
Amazon là nền tảng không chỉ đa dạng về mặt hàng mà còn về các tiêu chí, mỗi nhóm nhà bán hàng có thể đáp ứng được những nhu cầu mua hàng nhất định.
Chính vì thế, trước khi gia nhập vào mạng lưới những nhà bán hàng trên Amazon, bạn cần tìm hiểu về những xu hướng đang diễn ra để hiểu về nền tảng nơi bạn đang hoạt động.
Nhà bán hàng có thể bắt đầu công cuộc tìm hiểu bằng cách nghiên cứu về các xu hướng vào thời điểm đó. Công cụ như Google Trends có thể hỗ trợ bạn trong quá trình này, đây là công cụ được sử dụng để theo dõi các xu hướng tìm kiếm theo thời gian. Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm cụ thể hoặc các danh mục sản phẩm để xem sự quan tâm của khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập trực tiếp vào trang Best Sellers trên Amazon để tìm xem những sản phẩm bán chạy nhất trong từng danh mục, từ đó có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường.
Danh mục các sản phẩm bán chạy trên trang chủ Amazon
Không dừng lại ở đó, khi tìm hiểu về các sản phẩm, bạn cũng cần phải tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh. Bước này yêu cầu các nhà bán hàng tương lai trên Amazon phải dành khá nhiều thời gian xem xét các sản phẩm mà đối thủ đang bán, từ đó đánh giá chiến lược giá cả, mô tả sản phẩm và cách họ tương tác với khách hàng. Quá trình này có thể giúp bạn nhận diện được các lỗ hổng mà bạn có thể khai thác.
Với công nghệ phát triển liên tục theo nhu cầu con người, ngày càng có nhiều công cụ hỗ trợ các nhà bán hàng trong việc nghiên cứu sản phẩm trên Amazon.
Bước đầu cần làm là tìm kiếm được sản phẩm muốn bán. Sau khi đã tìm hiểu được cốt lõi hoạt động của thị trường Amazon và các tiêu chí để đánh giá sản phẩm tiềm năng, các công cụ sau có thể cung cấp thêm nhiều dữ liệu để bạn có thể đánh giá các lựa chọn sản phẩm.
Jungle Scout
Jungle Scout là một công cụ cung cấp các dữ liệu quan trọng như doanh số trung bình, xếp hạng bán chạy và khối lượng tìm kiếm.
Bạn có thể sử dụng tính năng “Product tracker” để theo dõi doanh số của một sản phẩm trong thời gian dài. Từ đó đánh giá tiềm năng sắp tới của sản phẩm, giúp bạn cân nhắc xem có nên lựa chọn sản phẩm này để bắt đầu không.
Để có thể truy cập vào mục này, trước tiên bạn truy cập trang chủ của Jungle Scout.
Tiếp theo, tìm đến phần Product Research và nhấn vào phần Product Tracker trong mục những lựa chọn hiển thị ra.
Và đây chính là giao diện của mục Product Tracker.
Helium 10
Công cụ Helium 10 bao gồm nhiều tính năng, từ nghiên cứu từ khóa đến theo dõi đối thủ.
Tuy có khá nhiều những tính năng khác nhau, nhưng nếu bạn truy cập lần đầu, chỉ tính năng “Black Box” đã có thể hỗ trợ toàn diện cho bạn. Nó cho phép tìm kiếm sản phẩm dựa trên các bộ lọc như doanh thu, giá bán và xếp hạng.
Trước tiên, bạn cần truy cập vào trang chủ của Helium 10.
Tiếp đó, di chuyển đến phần Tools và tìm đến mục Product Research. Tại đó, bạn có thể tìm thấy mục Black Box.
Google Trends
Như đã đề cập, Google Trends là một công cụ giúp bạn theo dõi các xu hướng tìm kiếm sản phẩm trong thời gian thực.
Không chỉ vậy, công cụ này còn giúp bạn cập nhật xu hướng theo mùa (seasonality) để biết khi nào nên tung sản phẩm ra thị trường. Và điều đặc biệt là Google Trends có thể được sử dụng miễn phí mà không cần phải trả phí như những công cụ khác. Đổi lại, bạn sẽ phải tự tổng hợp các số liệu một cách thủ công và tự đánh giá những xu hướng dựa trên kết quả tìm kiếm được.
Bên cạnh việc tìm kiếm sản phẩm, phân tích sản phẩm cũng là một khâu không thể thiếu. Sau khi đã xác định được sản phẩm cần, bạn có thể sử dụng những công cụ như Ahrefs và SEMrush để tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm bạn muốn bán. Việc này giúp bạn tối ưu hóa nội dung và quảng cáo cho sản phẩm của mình.
Với sự hỗ trợ của các công cụ, việc tìm kiếm các thông tin xu hướng là không quá khó khăn. Tuy nhiên, các bước xác định sản phẩm cuối hiệu quả và logic được tiến hành tuần tự như thế nào? Làm sao để có thể đặt ra các tiêu chí lựa chọn sản phẩm phù hợp?
Khi bắt đầu tìm hiểu và quan sát các danh mục sản phẩm tiềm năng theo thời gian của Amazon, có thể nhận ra rằng chúng có những điểm chung nhất định. Dù sản phẩm bán chạy có thể thay đổi qua từng thời điểm, nhưng vẫn tồn tại những tiêu chí nhất định để khách hàng đánh giá tốt về các mặt hàng.
Giá thành hợp lý: Khi mới bắt đầu, nhà bán hàng trên Amazon nên tập trung vào những sản phẩm có khoảng giá từ $10 đến $50. Đây là mức giá này dễ tiếp cận người mua và mang lại biên độ lợi nhuận ổn định. Thông thường, người tiêu dùng lựa chọn mua hàng trên các sàn thương mại như Amazon là vì sự tiện lợi và phù hợp về mặt chi phí.
Kích thước nhỏ gọn: Bài toán chi phí vận chuyển khi bán hàng trên Amazon cũng đáng để lưu tâm. Vì vậy, việc lựa chọn những sản phẩm nhỏ gọn, dễ vận chuyển không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn dễ quản lý hơn.
Nhu cầu cao, cạnh tranh thấp: Nếu bạn dành thời gian tìm kiếm, bạn sẽ thấy tuy xu hướng phát triển các sản phẩm rất nhanh, nhưng vẫn còn tồn tại những sản phẩm trong các ngách (niche) đang tăng trưởng tốc độ mà chưa bị bão hòa.
Dễ thương hiệu hóa: Hãy lựa chọn những sản phẩm có khả năng tùy chỉnh và tạo sự khác biệt với các đối thủ còn lại.
Không chỉ vậy, bạn cũng cần xem các đánh giá của khách hàng trên Amazon để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ. Việc đọc các đánh giá tích cực và tiêu cực trên Amazon giúp nhà bán hàng biết được yêu cầu cải thiện của sản phẩm hiện tại, cùng với đó có thể khai thác được những lỗ hổng mà đối thủ chưa thể xử lý.
Và đừng quên liên hệ với nhà cung cấp để yêu cầu mẫu thử sản phẩm. Đảm bảo rằng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi quyết định nhập hàng.
Để đảm bảo sản phẩm của bạn được tiếp cận với nhiều khách hàng và tối ưu hóa doanh thu, bạn cần xây dựng chiến lược kinh doanh thật chặt chẽ.
Sau khi đã đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí nêu ra ở trên, bạn cần tùy chỉnh lại sản phẩm của mình. Khi bạn quyết định chọn một sản phẩm bán ra trên Amazon, hãy nhớ rằng có nhiều nhà bán hàng khác đã khai thác nó trước đó. Vậy nên việc nâng cao tính năng hoặc cải thiện bao bì giúp tăng giá trị sản phẩm và thu hút khách hàng.
Xây dựng thương hiệu (Private Label) giúp sản phẩm của bạn nổi bật hơn trên thị trường và giảm thiểu cạnh tranh trực tiếp. Việc này yêu cầu đầu tư chất xám để có thể tạo ra dấu ấn cá nhân của bạn.
Sử dụng các kênh quảng cáo như Amazon PPC, mạng xã hội và email marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Viết tiêu đề hấp dẫn, mô tả chi tiết và sử dụng hình ảnh chất lượng cao có thể thu hút khách hàng rất hiệu quả. Các yếu tố này ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.
Khi chọn sản phẩm để bán hàng trên Amazon, đừng vội chọn những sản phẩm theo trào lưu. Những sản phẩm hot theo trào lưu thường nhanh chóng bão hòa, dẫn đến việc giảm lợi nhuận trong thời gian ngắn.
Mặt khác, nếu bạn bỏ qua việc phân tích cạnh tranh với đối thủ dễ khiến bạn rơi vào thị trường bão hòa, nơi khó tìm được lợi thế.
Và cũng đừng bắt đầu với quy mô quá lớn, bởi việc đầu tư lớn ngay từ đầu có thể dẫn đến rủi ro cao. Hãy bắt đầu nhỏ, kiểm nghiệm thị trường trước khi mở rộng quy mô.
Tìm kiếm sản phẩm bán hàng tiềm năng trên Amazon là một quy trình không dễ dàng vì nó cần nhiều nghiên cứu và phân tích. Nhưng nếu bạn biết cách kết hợp các công cụ tốt, tiêu chí chọn lựa logic và chiến lược phát triển sản phẩm hợp lý, bạn hoàn toàn có thể tìm ra những sản phẩm phù hợp với thị trường. Hãy nhớ, điều quan trọng nhất là bắt đầu nhỏ, thử nghiệm và luôn điều chỉnh dựa trên phản hồi từ thị trường.
Bạn đã sẵn sàng bắt đầu hành trình bán hàng trên Amazon? Đừng quên sử dụng dịch vụ nhận thanh toán từ Amazon và các nền tảng Thương mại điện tử quốc tế khác của LianLian để quản lý dòng tiền dễ dàng!
LIÊN HỆ NGAY với LianLian Global để được hỗ trợ mở rộng kinh doanh trên Amazon và nhận thanh toán nhanh chóng, thuận tiện!