Quay lại Blog

Amazon FBA Là Gì? Quy Trình Hoạt Động Và Chi Phí

Amazon FBA là gì? Tìm hiểu toàn bộ quy trình, chi phí và bí quyết quản lý hàng lưu kho hiệu quả dành cho nhà bán hàng Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh toàn cầu.
This is some text inside of a div block.
Danh mục:
Thương Mại Điện Tử
Danh mục chi tiết:
Trống

I. FBA Là Gì?

1. Lợi ích khi sử dụng FBA
  • Tốc độ giao hàng nhanh: Nhờ vào hệ thống kho bãi toàn cầu của Amazon.
  • Tối ưu dịch vụ khách hàng: Amazon xử lý trả hàng và hỗ trợ khách hàng thay bạn.
  • Tăng cơ hội bán hàng: Sản phẩm sử dụng FBA sẽ có nhãn "Prime", thu hút người mua hơn.
  • Tiết kiệm thời gian: Bạn có thể tập trung vào marketing và tăng trưởng doanh số thay vì lo lắng về vận hành.

2. Quy Trình Hoạt Động Của Amazon FBA

II. Chi Phí Sử Dụng FBA

1. Các Khoản Phí Khi Dùng FBA
1.1. Phí Hoàn Thiện Đơn Hàng:

Đây là khoản phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm để Amazon thực hiện các công việc từ đóng gói, giao hàng đến xử lý trả hàng cho khách hàng. Mức phí cụ thể sẽ phụ thuộc vào danh mục sản phẩm, kích thướctrọng lượng của từng mục hàng.

1.2. Phí Lưu Kho:

Phí Lưu Kho Hàng Tháng:

Đây là khoản phí cơ bản được tính cho tất cả hàng hoá lưu trữ tại các trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon. Mức phí cụ thể sẽ phụ thuộc vào kích thước sản phẩm và thời điểm trong năm.

  • Thời gian thu phí: Hàng tháng
  • Công thức: Phí mỗi sản phẩm = đơn vị trung bình hàng ngày x thể tích mỗi đơn vị x mức phí áp dụng

*Các sản phẩm có kích thước nhỏ hơn thường chịu phí cao hơn do cần đến giá đỡ, ngăn đựng và thùng chứa đa năng để lưu trữ.

Phí Lưu Kho Dài Hạn:

Phí được tính thêm khi hàng tồn kho quá 181 ngày. Đây là khoản phí phụ trội áp dụng cho các sản phẩm lưu trữ lâu dài trong hệ thống kho, nhằm khuyến khích nhà bán quản lý tồn kho hiệu quả và tránh tồn đọng hàng.

1.3. Phí Dịch Vụ Phân Bổ Hàng Nhập Kho:

Đây là phí mà Amazon tính khi bạn gửi hàng tới nhiều trung tâm hoàn thiện khác nhau trong mạng lưới kho của Amazon. Điều này giúp tối ưu thời gian giao hàng cho khách ở các khu vực khác nhau, nhưng cũng phát sinh thêm chi phí.

Mức phí: dựa trên bậc kích thước sản phẩm, trọng lượng vận chuyển và địa điểm nhập hàng.

Ưu đãi nhà bán mới: Nếu bạn tạo và gửi lô hàng đầu tiên tới kho Amazon trong vòng 90 ngày kể từ khi đăng bán sản phẩm, bạn sẽ được nhận khoản tín dụng 400 USD để bù đắp phần nào phí này.

1.4. Phí Xử Lý Hàng Trả Lại:

Amazon áp dụng khoản phí này cho các sản phẩm thuộc danh mục có tỷ lệ trả hàng cao (trừ sản phẩm may mặc và giày dép). Phí này nhằm trang trải chi phí kiểm tra, đóng gói lại hoặc xử lý hàng sau khi trả, đồng thời góp phần giảm thiểu chất thải ra môi trường.

Mức phí: dựa trên trọng lượng vận chuyển, tỷ lệ trả hàng và ngưỡng tỷ lệ trả hàng

Tỷ lệ trả hàng: xem tại trang Hàng trả về FBA

1.5. Phí Yêu Cầu Loại Bỏ, Hủy Hàng Và Thanh Lý:

Nếu nhà bán muốn rút hàng khỏi kho Amazon hoặc xử lý hàng tồn, Amazon sẽ tính phí cho các dịch vụ này trên mỗi đơn vị sản phẩm.

  • Loại bỏ tồn kho: Amazon hỗ trợ rút hàng ra khỏi trung tâm hoàn thiện và gửi về kho do nhà bán chỉ định.
  • Hủy hàng: Nếu không muốn lấy lại hàng hóa, nhà bán có thể yêu cầu Amazon tiêu hủy sản phẩm (thường áp dụng với hàng hư hỏng, không bán được).
  • Thanh lý sản phẩm: Nhà bán có thể sử dụng chương trình thanh lý FBA để bán hàng tồn kho cho các đối tác bán sỉ của Amazon.
2. Cách Tính Doanh Thu & Chi Phí FBA
2.1. Xem Ước Tính Phí & Doanh Thu:

Vào Seller Central > Inventory > Manage All Inventory.  

Tìm sản phẩm cần kiểm tra, xem cột Estimated fee per unit sold để biết tổng phí và chi phí FBA dự kiến.  

Nhấp vào ước tính để xem chi tiết từng loại phí.

2.2. So Sánh Chi Phí Giữa FBA & Tự Xử Lý Đơn Hàng:

Dùng công cụ Máy tính doanh thu để tính phí, chi phí và doanh thu theo cả hai phương án: dùng FBA hoặc tự xử lý.  

Nhập thông tin sản phẩm (kích thước, trọng lượng, giá bán, phí vận chuyển…) để tính toán chi phí chính xác.

2.3. Báo Cáo Ước Tính Phí FBA:

Vào Seller Central > Reports > Fulfillment > Fee Preview.  

Tải báo cáo để xem toàn bộ phí FBA dự kiến cho các sản phẩm bạn đang bán, kể cả phí sắp thay đổi.

III. Quản Lý Hàng Lưu Kho FBA

Quản lý hàng lưu kho giúp nhà bán kiểm soát lượng hàng ở mức hợp lý, tránh dư thừa hoặc thiếu hụt. Nếu lưu kho quá nhiều, nhà bán hàng có thể tốn phí cao hoặc rủi ro hư hỏng. Trong khi đó, nếu lưu kho quá ít, sẽ có thể xảy ra trường hợp không đủ hàng để bán, dẫn đến giảm độ uy tín của thương hiệu.

1. Các Trường Hợp Hàng Lưu Kho:
  • Hàng lưu kho dư thừa: Hàng có thời gian cung ứng vượt quá 90 ngày theo dự báo nhu cầu.
  • Hàng lưu kho bị kẹt lại: Hàng không bán được do lỗi thông tin sản phẩm.
  • Hàng lưu kho để không: ASIN không bán được trong 6 tháng và đã lưu kho trên 180 ngày.
  • Hàng lưu kho dự trữ quá mức: Vượt giới hạn lưu kho, nhà bán cần kiểm soát lượng hàng nhập thêm.
  • Lô hàng FBA "in working": Đã tạo nhưng chưa có kế hoạch gửi.
  • Hàng lưu kho quá hạn: Lưu kho quá 365 ngày, bị tính phí lưu trữ dài hạn cao.
2. Cách Quản Lý Hàng Lưu Kho:
2.1. Trang Tổng Quan FBA (FBA Dashboard):

FBA Dashboard hiển thị 3 chỉ số: Doanh số, Số sản phẩm đã bán và Số đơn hàng. Nhà bán có thể theo dõi hiệu quả kinh doanh và so sánh theo năm để quản lý nhập hàng tốt hơn.

  • Thẻ Plan Inventory (Kế hoạch lưu kho): thông tin về Chỉ số hiệu suất hàng lưu kho (IPI score), bao gồm Tỷ lệ bán hàng, Hàng lưu kho dư thừa, Hàng lưu kho bị mắc kẹt, Tỷ lệ hàng lưu trữ trong kho.
  • Thẻ Shipments (Vận chuyển): dữ liệu về tổng số lượng lỗ hàng trong 120 ngày, bao gồm Đang xử lý, Đang vận chuyển, Tại trung tâm hoàn thiện đơn hàng, Lô hàng đã hoàn tất.
  • Thẻ Estimated Aged Inventory Surcharge (Phụ phí ước tính hàng lưu kho lâu năm): dữ liệu về số lượng đơn vị sản phẩm được lưu trữ trong các khoảng thời gian 0-6 tháng, 6-9 tháng, 9-12 tháng hoặc hơn 12 tháng.
2.2. Trang Hàng Lưu Kho FBA (FBA Inventory):

FBA Inventory cung cấp dữ liệu tồn kho và gợi ý hành động quản lý hiệu quả, giúp nhà bán dễ dàng xử lý các vấn đề như thiếu hàng, dư thừa hay hàng hóa bị kẹt.

  • Nhà bán hàng có thể tùy chọn xem các chỉ số như doanh số, phí, thời gian lưu kho.
  • Có bộ lọc để tìm kiếm sản phẩm theo đặc điểm hoặc tình trạng lưu kho.  
  • Amazon tự động đề xuất các hành động tối ưu như thanh lý hoặc giảm giá để tiết kiệm chi phí.  
  • Nhà bán hàng có thể tìm kiếm sản phẩm tương tự để quản lý theo nhóm.  
  • Hỗ trợ thực hiện thao tác hàng loạt như tạo giảm giá hoặc yêu cầu loại bỏ hàng.
2.3. Báo Cáo Hàng Lưu Kho FBA (FBA Inventory Report):

Báo cáo hàng lưu kho FBA hiển thị các chỉ số quan trọng như doanh số theo ngày, phí lưu kho ước tính, số lô hàng đã gửi, đã nhận và đang xử lý.

  • Số tuần bán hàng có thể duy trì (Week of Cover): giúp nhà bán hàng quyết định khi nào cần bổ sung hàng, dựa trên dữ liệu bán hàng 30 và 90 ngày gần nhất.
  • Số ngày cung ứng lưu kho (Days of Supply): cho biết hàng hiện tại đủ bán trong bao nhiêu ngày dựa trên dự đoán nhu cầu thị trường, giúp nhà bán hàng lên kế hoạch nhập hàng kịp thời để tránh hết hàng.
  • Thời gian lưu kho (Inventory Age): cho biết sản phẩm đã lưu kho bao lâu, giúp nhà bán theo dõi hàng tồn cũ để xử lý sớm, tránh phí cao và đọng vốn.

IV. Kết Luận

Amazon FBA mang lại nhiều lợi ích, nhưng để tối ưu hiệu quả, nhà bán cần hiểu rõ quy trình, các loại phí và cách quản lý tồn kho. Chủ động theo dõi báo cáo, kiểm soát chi phí và lên kế hoạch nhập hàng thông minh sẽ giúp nhà bán tận dụng tối đa sức mạnh của FBA, vừa tiết kiệm chi phí vừa tăng trưởng bền vững.

Đồng hành cùng các quý nhà bán hàng Việt, LianLian Global cung cấp giải pháp nhận thanh toán Amazon nhanh chóng, thuận tiện, giúp bạn mở rộng kinh doanh một cách dễ dàng và hiệu quả.

LIÊN HỆ NGAY với LianLian Global để được hỗ trợ mở rộng kinh doanh trên Amazon và nhận thanh toán nhanh chóng, thuận tiện!