Quay lại Blog

MCC Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về MCC Trong Giao Dịch Thẻ Tín Dụng

MCC là gì? Tại sao mã này ảnh hưởng đến phí giao dịch và ưu đãi thẻ tín dụng? Tìm hiểu ngay để tối ưu chi phí khi bán hàng online!
This is some text inside of a div block.
Danh mục:
Thanh Toán
Danh mục chi tiết:
Trống

Nếu bạn từng tự hỏi tại sao một số giao dịch lại được hoàn tiền, trong khi số khác lại không, hoặc tại sao phí xử lý thanh toán lại có sự chênh lệch giữa các loại hình kinh doanh, thì MCC chính là câu trả lời. Dù bạn là một người bán hàng online hay một doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động, hiểu rõ về MCC có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí, tận dụng ưu đãi và tránh những rủi ro không đáng có.

I. MCC là gì?

MCC (Merchant Category Code) là một mã gồm 4 chữ số được sử dụng để phân loại các giao dịch dựa trên ngành hàng của doanh nghiệp. Mã này do các tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế, giúp ngân hàng, cổng thanh toán và các đơn vị tài chính nhận diện loại hình kinh doanh của bạn.

1. Mục đích chính:

Xác định loại hình chi tiêu: Ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng MCC để nhận diện doanh nghiệp của bạn thuộc ngành hàng nào. Điều này giúp họ triển khai các chương trình ưu đãi, tích điểm hay hoàn tiền phù hợp.

Phân tích xu hướng chi tiêu: Dữ liệu từ MCC hỗ trợ ngân hàng trong việc tổng hợp thông tin chi tiêu theo ngành, từ đó đưa ra các chính sách giảm giá hoặc khuyến mãi cho khách hàng theo từng giai đoạn.

2. Một số MCC phổ biến:

Để tìm hiểu kỹ và đầy đủ hơn về các loại MCC, bạn có thể tìm hiểu tại đây.

II. Vì Sao Nhà Bán Hàng Online Cần Hiểu Về MCC?

1. Ảnh Hưởng Đến Phí Giao Dịch

MCC đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phí xử lý giao dịch. Các ngân hàng sử dụng MCC để áp dụng mức phí tương ứng, và một số ngành hàng có thể phải chịu phí cao hơn do rủi ro cao hoặc yêu cầu xử lý đặc biệt. Một số lĩnh vực có mức độ rủi ro cao (như du lịch, tài chính) sẽ bị tính phí cao hơn, trong khi các ngành như thực phẩm hoặc giáo dục có thể hưởng mức phí thấp hơn.

2. Tránh Rủi Ro Tài Khoản

MCC cũng được các tổ chức thanh toán sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Những ngành có tỷ lệ hoàn tiền hoặc gian lận cao, như sàn giao dịch trực tuyến (MCC 6211), thường bị áp dụng mức phí cao hơn và bị giám sát chặt chẽ hơn. Một số MCC còn yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải có giấy phép đặc biệt, hoặc thậm chí bị hạn chế bởi các nhà xử lý thanh toán phổ biến.

Việc chọn sai MCC có thể khiến tài khoản thanh toán của bạn bị hạn chế hoặc thậm chí bị khóa. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số nhưng MCC lại thuộc nhóm bán lẻ chung, hệ thống có thể coi giao dịch của bạn là không hợp lệ.

3. Tận Dụng Ưu Đãi

Ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ sử dụng MCC để xác định liệu một giao dịch có đủ điều kiện nhận cashback hoàn tiền, điểm thưởng hay các chương trình ưu đãi khác hay không. Chọn đúng MCC có thể giúp bạn tận dụng tối đa các lợi ích này, thay vì vô tình bỏ lỡ cơ hội tiết kiệm chi phí.

III. Cách Kiểm Tra MCC Của Bạn

Bạn có thể xác định MCC của mình thông qua một số phương pháp sau:

Liên hệ ngân hàng phát hành thẻ: Hầu hết các ngân hàng cung cấp danh sách MCC và có thể hỗ trợ bạn tra cứu trực tiếp.

Dùng công cụ trực tuyến: Một số trang website cho phép nhập loại hình kinh doanh để tra cứu mã MCC tương ứng.

Một số website tra cứu: Stripe, MCC IDENTITY, SwipeSum,...

Kiểm tra hóa đơn giao dịch: Trong một số trường hợp, MCC được hiển thị trên biên lai thanh toán hoặc thông báo giao dịch từ ngân hàng.

IV. Kết Luận

Việc hiểu MCC không chỉ giúp bạn kiểm soát chi phí mà còn hạn chế rủi ro khi bán hàng online. Nếu bạn đang kinh doanh trên Amazon hoặc bất kỳ nền tảng nào khác, hãy kiểm tra MCC của mình ngay để đảm bảo mọi giao dịch diễn ra thuận lợi!

LianLian Global cung cấp thẻ VCC (Virtual Credit Card) hỗ trợ người bán thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế một cách an toàn và tối ưu hơn. LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm giải pháp thanh toán tối ưu nhất!